Vạch kẻ đường là gì?Vạch kẻ đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo giao thông đều là những dạng báo hiệu đường bộ làm nhiệm vụ hướng dẫn và điều khiển giao thông mang lại hiệu quả tối ưu. Hãy cùng Hyundai Phố Hiến tìm hiểu ý nghĩa, cách phân biệt các loại vạch kẻ đường để tránh các lỗi giao thông
Vạch kẻ đường là gì?
Vạch kẻ đường vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hướng đi hoặc vị trí dừng lại. Các loại vạch kẻ đường bộ là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông đường bộ, giúp đảm bảo khả năng lưu thông xe và sự an toàn cho những người tham gia giao thông
Vạch kẻ đường bộ có thể được dùng độc lập, hoặc kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Trường hợp tại một nơi có cả vạch kẻ đường và biển báo giao thông thì người điều khiển phương tiện cần tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo giao thông
Ý nghĩa và cách phân biệt các loại vạch kẻ đường phổ biến
Vạch kẻ đường màu vàng là nhóm vạch để phân chia hai chiều xe chạy
Vạch kẻ đường màu trắng là nhóm vạch dùng để phân chia các làn xe chạy cùng chiều
Vạch kẻ đường màu vàng
Vạch màu vàng nét đứt
Còn được gọi là vạch 1.1 là dạng vạch đơn, nét đứt đoạn và có màu vàng. Vạch này dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược nhau ở đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên, không có giải phân cách giữa. Phương tiện được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía nếu thấy vạch kẻ đường màu vàng nét đứt
Vạch màu vàng nét liền
Còn được gọi là vạch 1.2 là loại vạch đơn, liền nét, có màu vàng thường thấy ở những đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn. Vạch này dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược nhau cho đoạn đường có 2 hoặc 3 làn xe, không có giải phân cách giữa. Trên đoạn đường có vạch kẻ đường liền màu vàng xe không được lấn làn hay đè vạch
Hai vạch vàng song song nét liền
Hay còn gọi là vạch 1.3 có màu vàng nét liền đôi dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều dành cho đường có từ 4 làn trở lên, không có giải phân cách giữa. Trên đoạn đường có vạch này các phương tiện không được phép di chuyển lấn làn, không đè vạch
Nếu đường có 2 hoặc 3 làn xe cơ giới không có giải phân cách giữa sẽ sử dụng vạch kẻ đường đôi song song màu vàng này để cảnh báo và nhấn mạnh mức độ nguy hiểm
Hai vạch vàng song song, một vạch nét liền một vạch nét đứt
Hay còn gọi là vạch 1.4 cho phép phương tiện giao thông ở bên phải phần nét đứt được phép vượt và lấn làn khi cần. Phương tiện phía ngược lại không được vượt hay lấn làn
Vạch kẻ đường màu vàng nét đứt song song
Hay còn gọi là vạch 1.5 có nhiệm vụ xác định ranh giới làn đường có thể đổi hướng xe chạy
Vạch kẻ đường màu trắng
Vạch màu trắng nét đứt
Còn gọi là vạch 2.1 là dạng vạch đơn, nét đứt màu trắng dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Xe được phép chuyển làn qua vạch khi thấy vạch 2.1
Vạch trắng nét liền
Hay còn gọi là vạch 2.2 là dạng vạch đơn, nét liền màu trắng dùng để phân chia các làn xe cùng chiều nhưng không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn xe khác, không được lấn làn hay đè lên vạch
Lỗi vi phạm vạch kẻ đường
Lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường, biển báo giao thông đối với xe ô tô bị phạt từ 200.000 đến 400.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng nếu có gây tai nạn giao thông
Đối với xe máy nếu không tuân thủ vạch kẻ đường hay biển báo giao thông bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng nếu người điều khiển phương tiện gây tai nạn giao thông
Với những chia sẻ chi tiết về ý nghĩa các loại vạch kẻ đường giao thông đường bộ, Hyundai Phố Hiến hi vọng quý khách có thể dễ dàng phân biệt các loại vạch kẻ đường và tham gia giao thông đúng luật